1. Triệu chứng điển hình bệnh sởi:
Sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc mắt, phát ban
- Giai đoạn ủ bệnh: trung bình 10 ngày
- Giai đoạn khởi phát: 2-4 ngày, sốt cao, viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc mắt, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể có hạt Koplik phía trong miệng
- Giai đoạn toàn phát: 2-5 ngày, Sau khi sốt người bệnh phát ban toàn thân dạng sẩn từ sau tai, trán mặt xuống ngực lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn tay bàn chân
- Giai đoạn hồi phục: ban nhạt màu chuyển sang màu xám, bong vảy để lại vết thâm, vằn da hổ và mất dần
2. Đường lây bệnh sởi:
Bệnh sởi có tỉ lệ lây nhiễm khá cao, khoảng 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây nếu chưa được tiêm phòng sởi.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của mũi họng bệnh nhân. Đôi khi có thể lây gián tiếp qua những đồ vật mới bị nhiễm các chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân.
3. Biến chứng:
Bệnh sởi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại biến chứng nặng nề.
- Biến chứng hô hấp: Viêm phổi, viêm thanh quản, viêm phế quản
- Biến chứng thần kinh: Viêm não, viêm màng não
- Biến chứng đường tiêu hoá: tiêu chảy, viêm ruột
- Biến chứng tai mũi họng: viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai xương chũm,…
- Biến chứng thị giác: Viêm loét giác mạc, giảm thị lực,…
4. Điều trị:Người nhà khi phát hiện bé có một trong các dấu hiệu của bệnh nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa bệnh.
5. Phòng bệnh:
- Tăng cường dinh dưỡng đầy đủ
- Tăng cường vệ sinh: vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay cho bé, đeo khẩu trang và hạn chế cho bé đến nơi tập trung đông người trong mùa cao điểm của dịch.
- Trẻ mắc bệnh sởi hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải được cách ly, nghỉ học và không đến nơi tập trung đông người để tránh lây lan trong cộng đồng.
- Tiêm ngừa đầy đủ cho bé: hiện nay đã có vacxin ngừa bệnh sởi, người dân nên chủ động đưa con em mình đi tiêm ngừa khi đủ tuổi (Mũi 1 ngay từ khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại Mũi 2 khi trẻ đủ 18 tháng)