BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Chủ nhật - 25/04/2021 11:37

Hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống sốt rét ngày 25/4/2021: với chủ đề “Mỗi người hãy góp phần loại trừ và ngăn ngừa bệnh sốt rét quay trở lại!”

BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Ngày thế giới phòng chống sốt rét (25/4) được các nước thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sáng lập thông qua Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) vào năm 2007. Từ đó, các nước tăng cường hợp tác, đầu tư cho công tác phòng chống sốt rét, tiến đến ngăn chặn và loại trừ bệnh sốt rét, không để bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người dân.
Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân, Trung tâm y tế huyện Gò Dầu đã xây dựng kế hoạch: “Giám sát véc-tơ truyền bệnh, chủ động phòng ngừa và tiến tới loại trừ bệnh sốt rét”.

  Bệnh sốt rét là một bệnh do ký sinh trùng sốt rét gây nên, bệnh do muỗi Anophen truyền từ người bệnh sang người lành. Ở nước ta có khoảng 45 triệu dân sống trong vùng có lưu hành sốt rét chiếm 3/4 diện tích cả nước .Bệnh có nhiều ở các vùng rừng núi, vùng ven biển nước lợ… và dễ gây thành dịch. Đặc biệt là các tỉnh Đông nam bộ là vùng sốt rét lưu hành rất đáng báo động , luôn có số lượng lớn những người mắc sốt rét và có sự gia tăng rõ rệt vào những tháng đầu mùa mưa.

  1. Bệnh Sốt rét thường xảy ra vào mùa nào?

Bệnh Sốt rét xảy ra quanh năm, nhưng gia tăng và có khả năng phát triển thành dịch vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa .

  1. Bệnh lây truyền ra sao?

Bệnh lây truyền từ người bệnh sang người khác qua trung gian muỗi đòn sóc đốt (muỗi anophen).nếu khong phát hiện và điều trị kịp thời người      bệnh dễ thành nguồn dịch lây truyền nhanh chóng từ người này sang người khác. Dễ chuyển thành ác tính và dẫn đến tử vong.

  1. Bệnh biểu hiện triệu chứng như thế nào?

Biểu hiện ban đầu là ớn lạnh, rồi lên cơn lạnh run, dù đắp mền kín người vẫn cứ lạnh run cầm cập, cơn rét run kéo dài khoảng 30 phút đến khoảng 60 phút; Kế tiếp là cơn nóng bừng lên, người bệnh phải tung chăn mền ra, người nóng bừng; sau đó ra mồ hôi khắp người, hạ sốt dần, nhức đầu nhẹ, mệt mõi, khát nước, có thể ngủ thiếp chốc lát, sau đó người trở lại bình thường. Cơn sốt rét lập lại ngày hôm sau hoặc 2,3 ngày sau tùy vào loại ký sinh trùng sốt rét, vào giờ nhất định.

  1. Biến chứng của bệnh Sốt rét:

Những cơn sốt lập lại nhiều lần làm bệnh nhân vỡ nhiều hồng cầu nên thiếu máu, vàng da, xanh xao, suy kiệt sức khỏe. Nguy hiễm hơn nếu cơn sốt rét thường chuyển thành sốt rét ác tính làm bệnh nhân hôn mê, hoặc đái ra máu làm suy thận, hoặc sưng gan làm suy gan vàng da, hoặc xuất huyết nội tạng và dưới da biểu hiện bằng những chấm tròn màu đỏ sậm đường kính 1 mm dưới da… có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

  1. Những người nào có nguy cơ mắc bệnh sốt rét ác tính ?

Là phụ nữ có thai, trẻ em, người mới vào vùng sốt rét lưu hành, người lao động nặng và người mắc bệnh mạn tính.

  1. Ai có nguy cơ mắc bệnh sốt rét?

Những ai có thể bị muỗi đòn sốc chích là có nguy cơ mắc bệnh sốt rét. Những người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành thường đi rừng làm cây, hái măng, đốt than củi, săn bẫy thú; những người làm rẫy, ngủ rẫy ở núi rừng, có nhà ở ven suối; người mới vào vùng sốt rét lưu hành để công tác, công nhân thi công các công trình trong núi rừng, những người lao động biển và lao động ven biển…

  1. Phải làm gì? Khi nghi ngờ Bẹnh sốt rét?

Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  1. Bệnh sốt rét có điều trị được không?

Bệnh phát hiện sớm, điều trị đúng phát đồ bệnh sẽ khỏi

  1. Biện pháp phòng bệnh:
Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bẹnh sốt rét, vì vậy việc phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được xem là biện pháp hữu hiệu nhất.
  1. Tránh muỗi đốt:
  • Xoa kem xua muỗi, ngủ màn có tẩm hóa chất
  • Phun thuốc diệt muỗii trong nhà
  • Để khỏi mắc bệnh sốt rét cần tránh muỗi đốt, mọi người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
  • Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi. Đây là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sốt rét.
  • Buổi tối khi làm việc phải mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt, có thể sử dụng nhang xua muỗi.
  • Những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn tảm hóa chất để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống phòng và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, nếu có bị sốt rét sẽ được điều trị kịp thời.
  1. Diệt lăng quăng, muỗi trưởng thành
  • Tổng vệ sinh môi trường, thu gom, hủy bỏ các vật chứa nước không cần thiết (vỏ đồ hộp, vỏ xe cũ, chai lọ, mảnh lu khạp bể, báo dừa,...).
  • loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu, vv...
  • Làm nắp đậy kín các lu khạp chứa nước, không để cho muỗi vào đẻ trứng
  • Cọ rửa và thay nước (ít nhất 1 tuần 1 lần) ở lu, khạp, bình bông...
  • Thả cá ăn lăng quăng: dùng các loại cá nhỏ (cá bảy màu) thả vào lu, hồ chứa nước để cá ăn lăng quăng.
  • Bỏ muối hoặc bỏ dầu vào các chén nước chống kiến ở chân tủ thức ăn.
  • Không để cho các hốc cây, máng xối đọng nườc.
Tóm lại:
Bệnh sốt rét là một bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan thành dịch, có thể trở thành ác tính bất ngờ, tử vong cao. Bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng biện pháp phòng ngừa bệnh ở trong tầm tay, chúng ta có thể thực hiện dễ dàng., mỗi người cần tự bảo vệ sức khỏe bản thân mình và gia đình bằng những biện pháp phòng bệnh được ngành y tế khuyến cáo.
Để hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống sốt rét 25/4, Trung tâm y tế huyện Gò Dầu đề nghị các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia có hiệu quả công tác phòng chống sốt rét. Đặc biệt là các cơ quan truyền thông, phóng viên các báo, đài tích cực phối hợp và đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động cộng đồng xã hội cùng chung tay đẩy lùi bệnh sốt rét để tiến tới loại trừ sốt rét vào năm 2030, góp phần chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe Nhân dân./.
      BS Trần Thành Tấn
                                                                           (Theo tài liệu BTN)

Nguồn tin: rd.zapps.vn

  Ý kiến bạn đọc

soyte.tayninh
đường dây nóng
sở y tế
Lịch công tác của lãnh đạo UBND thành phố
cv
Cơ sở dữ liệu quốc gia
Trang thông tin điện tử CCHC Nhà nước
Chuyển đổi số Tây Ninh
Danh mục dịch vụ công
Hỏi đáp trực tuyến
sức khỏe điện tủ
hiến tặng
Khảo sát

Bạn thấy giao diện mới của Cổng thông tin Trung tâm Y tế Gò Dầu thế nào ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập69
  • Hôm nay774
  • Tháng hiện tại6,149
  • Tổng lượt truy cập87,011
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi