I.TRẠM Y TẾ XÃ THANH PHƯỚC
- Thanh Phước là xã vùng nông thôn nằm về hướng Đông Nam huyện Gò Dầu, cách thị trấn Gò Dầu 3km, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp chiếm 70%, số còn lại sống bằng nghề thương mại, dịch vụ, công nhân và lao động làm thuê; diện tích đất tự nhiên của xã là 2.507,90 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 2.083,93ha, chiếm 83,09% diện tích, có 16.491 nhân khẩu với 4.648 hộ. Xã có 8 ấp: gồm ấp Trâm Vàng 1, ấp Trâm vàng 2, ấp Trâm vàng 3, ấp Xóm Mới 1, ấp Xóm Mới 2, ấp cây Xoài, ấp Xóm Đồng và ấp Rỗng Tượng; vị trí địa lý về phía Đông giáp xã Gia Bình huyện Trảng Bàng; phía Tây giáp Thị trấn Gò Dầu; phía Nam giáp sông Vàm cỏ đông và phía Bắc giáp xã Phước Đông và xã Phước Thạnh, xã có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi trong việc bố trí các công trình hạ tầng cơ sở.
- Kinh tế của xã tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định, phát huy được những lợi thế cơ bản của xã về vị trí có đường xuyên Á đi qua khoảng 3 km, Tỉnh lộ 782, Hương lộ 1, Cảng thuỷ nội địa, đường Hồ Chí Minh đang xây dựng và nhiều tuyến đường giao thông đang được đầu tư mở rộng, thuận lợi trong việc giao lưu hàng hoá. Trên địa bàn có 57 doanh nghiệp, 112 cơ sở kinh doanh cá thể đã giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn.
-Trạm Y tế Thanh Phước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc TTYT Huyện Gò Dầu, chịu sự quản lý chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí, nhân lực. Đồng thời chịu sự quản lý chỉ đạo của UBND xã trong việc xây dựng phát triển kế hoạch y tế địa phương.
Địa chỉ Trạm Y tế xã Thanh phước: Quốc lộ 22B Ấp Trâm Vàng 3 Xã Thanh Phước Huyện Go Dầu, Tỉnh Tây Ninh
Điện thoại:02763515615
II. CƠ CẤU NHÂN SỰ
- Về nhân lực của Trạm Y tế xã Thanh Phước: Trạm có 4 biên chế, 2 hợp đồng, trong đó:01 CN.ĐDPS ,01 CNĐD, 01 YSĐK, 01 YS YHCT, 01 DSCĐ, 1 CB DS.
- Phó Trạm: Nguyễn Thị Khoả : Cử Nhân Điều Dưỡng Phụ sản
- Tổng số nhân sự: 6 nhân sự
+Nguyễn Thị Khoả :CN.ĐDPS
+ Huỳnh Tùng Huy :Y sĩ YHCT
+ Nguyễn Thị Hồng Thảo :Dược sĩ Cao Đẳng
+ Nguyễn Thị Ngọc Hân : Cử nhân điều dưỡng
+ Lê Thị Ánh :Y sĩ đa khoa
+ Nguyễn Thị Hồng Nhung : Cán Bộ Dân Số (CN.Kế toán)
III. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
* Chức năng
- Trạm y tế xã Thanh phước có chức năng cung cấp,thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã.
- Đóng vai trò là nơi thực hiện các công việc như sơ cấp cứu, khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân và cũng là cơ sở y tế gần nhất khi có tai nạn xảy ra, triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế xã. Tổ chức tuyên truyền cho cộng đồng về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, công tác chăm sóc sức khỏe nhân nhân, công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình.
* Nhiệm vụ
1. Thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật:
2. Việc hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn bản
3. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể thực hiện công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình
4. Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn
5. Thực hiện nhiệm vụ là đơn vị thường trực Ban Chǎm sóc sức khỏe cấp xã về cộng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn
6. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Lãnh Đạo Trung tâm Y tế huyện và Ban lãnh đạo UBND xã giao
IV. HOẠT ĐỘNG CHÍNH
1. Thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn kỹ thuật
a) Về y tế dự phòng:
- Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh;
- Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch;
- Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn; y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật;
- Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phẩm trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
b) Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh:
- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu;
- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật;
- Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân;
- Tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự
c) Về chăm sóc sức khỏe sinh sản:
- Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và đỡ đẻ thường;
- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật.
d) Về cung ứng thuốc thiết yếu:
- Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định;
- Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;
- Phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
đ) Về quản lý sức khỏe cộng đồng:
- Triển khai việc quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính;
- Phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đường.
e) Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ:
- Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng; các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và tuyên truyền biện pháp phòng, chống;
- Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động quần chúng cùng tham gia thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.
2. Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản:
a) Đề xuất với Trung tâm Y tế huyện về công tác tuyển chọn và quản lý đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản;
b) Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật đối với nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và cô đỡ thôn, bản theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản theo phân cấp.
3. Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phân tuyến kỹ thuật và theo quy định của pháp luật;
4. Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân:
a) Tham gia, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề y, dược tư nhân, các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã;
b) Phát hiện, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động y tế vi phạm pháp luật, các cơ sở, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường y tế trên địa bàn xã.
5. Thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xác định vấn đề sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên trên địa bàn, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt;
b) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn, trình Giám đốc Trung tâm Y tế huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt.
6. Thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình thực tế ở địa phương.
7. Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
V. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN TRẠM Y TẾ THANH PHƯỚC
1. Tiếp tục duy trì 10 tiêu chí quốc gia về y tế cơ sở.
2.Thực hiện tốt 12 điều y đức.
3. Đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch,sốt xuất huyết,tay chân miệng,bệnh truyền nhiễm trên địa bàn xã khống chế kịp thời không để dịch lớn xãy ra trên địa bàn xã
4.Đảm bảo tốt công tác Vệ sinh an toàn thực phẩm ,không để ngộ độc xãy ra trên địa bàn
5. Tăng cường tiêm ngừa cho trẻ dưới 5 tuổi đạt chỉ tiêu trên giao
6. Tăng cường công tác phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức
chính trị xã hội của xã, ấp, tuyên truyền về các chương trình truyền thông giáo dục sức khoẻ đến từng hộ dân trên địa bàn xã.
7. Tiếp tục nâng cao trình độ, trao dồi kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cũng như lý luận chính trị để làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.