TRẠM Y TẾ XÃ PHƯỚC TRẠCH
Vị trí địa lý:Trạm y tế xã Phước Trạch nằm trên đường Quốc lộ 22, ấp Bàu Vừng, xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
+ Phía Đông giáp xã Phước Đông
+ Phía Tây giáp Hiệp Thạnh
+ Phía Nam giáp Thị Trần Gò Dầu và xã Thanh Phước
Giới thiệu chung:
Trạm y tế xã Phước Trạch thuộc Trung tâm y tế huyện Gò Dầu được xây dựng với diện tích 760,3 m2, gồm 13 phòng chức năng và được đưa vào hoạt động năm 2011. Trạm được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về Y tế năm 2014.
Trạm y tế xã Phước Trạch là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện Gò Dầu, chịu sự quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp về chuyên môn của Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Trạm Y Tế xã Phước Trạch hoạt động với 02 chức năng chính: dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Trạm y tế là tuyến cơ sở tham gia khám bệnh, chữa bệnh cho người dân.
I. Cơ cấu, nhân sự:
- Lãnh đạo Trạm: Không có trưởng Trạm, có 1 Phó trưởng Trạm chịu trách nhiệm chung.
- Tổng số nhân sự: 04 biên chế và 02 hợp đồng.
+ YS. Trần Ngọc Nữ - Phó trưởng Trạm.
+ YS. Trần Minh Cảnh - ( đang đi học bác sĩ).
+ YS. Nguyễn Hào Cang – Nhân viên (hợp đồng).
+ TCĐD Nguyễn Thị Thu- Nhân viên (hợp đồng).
+ Dược sĩ Cao đẳng Nghiêm Thị Hồng Thắm– Nhân viên.
+ TC kế toán Lê Ngọc Thu– Dân số viên.
+ Y tế thôn bản: 03/03ấp
Phó trưởng trạm – YS Trần Ngọc Nữ
II. Chức năng, nhiệm vụ
1. Vị trí, chức năng:
- Trạm Y tế xã có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã;
- Trạm Y tế xã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật:
a) Về y tế dự phòng:
- Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh;
- Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch;
- Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn; y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật;
- Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phẩm trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
b) Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh:
- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu;
- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật;
- Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân;
- Tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự
c) Về chăm sóc sức khỏe sinh sản:
- Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và đỡ đẻ thường;
- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật.
d) Về cung ứng thuốc thiết yếu:
- Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định;
- Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;
- Phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
đ) Về quản lý sức khỏe cộng đồng:
- Triển khai việc quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính;
- Phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đường.
e) Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ:
- Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng; các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và tuyên truyền biện pháp phòng, chống;
- Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động quần chúng cùng tham gia thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.
2. Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản:
a) Đề xuất với Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm Y tế huyện) về công tác tuyển chọn và quản lý đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản;
b) Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật đối với nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và cô đỡ thôn, bản theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản theo phân cấp.
3. Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phân tuyến kỹ thuật và theo quy định của pháp luật;
4. Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân:
a) Tham gia, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề y, dược tư nhân, các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã;
b) Phát hiện, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động y tế vi phạm pháp luật, các cơ sở, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường y tế trên địa bàn xã.
5. Thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xác định vấn đề sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên trên địa bàn, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt;
b) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn, trình Giám đốc Trung tâm Y tế huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt.
6. Thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình thực tế ở địa phương.
7. Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
III. Hoạt động chính:
- Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho người dân tại địa bàn xã;
- Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em (Từ 0 đến 2 tuổi), tiêm phòng Covid -19, tiêm ngừa các chiến dịch cho học sinh, tiêm ngừa uốn ván cho phụ nữ mang thai,...;
- Khám phụ khoa, thực hiện các dịch vụ KHHGĐ;
- Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật như: Tiêm thuốc, thay băng, sơ cứu – cấp cứu ban đầu,…;
- Tư vấn và truyền thông các loại bệnh: bệnh lây qua đường tình dục, sức khoẻ sinh sản,…;
- Phòng chống các bệnh dịch như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, bệnh sởi, bệnh bạch hầu,…;
- Quản lý các bệnh mãn tính như: cao huyết áp, tiểu đường, hen phế quản, ung thư,…
- Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm, HIV/AIDS, phục hồi chức năng, suy dinh dưỡng trẻ em, quản lý phụ nữ mang thai,…
- Quản lý và cấp phát thuốc cho bệnh nhân lao,….;
- Thực hiện chế độ thống kê báo cáo theo qui dịnh và khi có dịch trên địa bàn quản lý phải báo cáo kịp thời đúng qui định.
IV. Định hướng phát triển
- Tiếp tục duy trì hoạt động công tác Khám chữa bệnh, sơ cấp cứu ban đầu, công tác Bảo vệ CSSK ban đầu cho nhân dân.Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ được giao;
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xữ và luôn thực hiện tốt 12 điều y đức;
- Chủ động phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh mới nổi (sởi), tái nổi và không để dịch chồng dịch. Theo dõi chặt chẽ tình hình các dịch bệnh trên thế giới, thường xuyên cập nhật, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch và phương án xử lý có hiệu quả, kịp thời trong các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.
- Tiếp tục tăng cường phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thị xã thực hiện các chương trình y tế, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Thực hiện Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 khi được phân bổ.
- Tiếp tục duy trì thường xuyên các hoạt động giám sát các bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tăng cường tiêm ngừa cho trẻ dưới 5 tuổi đạt chỉ tiêu trên giao;
- Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, thống kê số liệu chuyên ngành Dân số và Phát triển, thường xuyên rà soát, cập nhật biến động thông tin vào kho dữ liệu điện tử, duy trì sử dụng báo cáo bằng điện tử;
- Thực hiện tốt 10 tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn đến năm 2030, đạt theo bộ tiêu chí của Bộ Y Tế;
- Đẩy mạnh việc sử dụng CCCD có gắn chip, ứng dụng VNeID thay cho thẻ BHYT khi người dân đến KCB tại các cơ sở điều trị và các Trạm Y tế xã.
Phó Trưởng trạm
01/01/1993