Tập thể Trạm y tế xã Hiệp Thạnh
- Hiệp Thạnh là xã có địa bàn nằm dọc theo quốc lộ 22, dân số đông: 19629 phân bổ rộng đa số là di dân của các địa phương khác:
Xã Hiệp Thạnh nằm ở phía bắc của huyện Gò Dầu, cách thị trấn Gò Dầu 3,5 km, cách thành phố Tây Ninh 34 km về hướng đông bắc, nằm cạnh sông Vàm Cỏ Đông và Quốc lộ 22B, có vị trí địa lý:
Xã Hiệp Thạnh có diện tích 38,75 km², dân số năm 2023 là 19.629 người[1], mật độ dân số đạt 451 người/km².
a. Để một trạm y tế được thành lập thì trạm y tế phải đáp ứng được các yêu cầu về tổ chức và nhân lực theo quy định:
- Về tổ chức trạm y tế:
+ Giám đốc Trung tâm Y tế huyện dựa trên cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lượng của từng chức danh nghề nghiệp làm việc tại Trạm y tế xã xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế, khối lượng công việc và đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của đơn vị hành chính cấp xã nơi có Trạm Y tế mà luân chuyển, điều động viên chức làm việc tại Trạm Y tế phụ thuộc vào nhu cầu nhân lực của các Trạm y tế.
+ Để đảm bảo Trạm y tế được hoạt động thì Trạm y tế bao gồm Trưởng trạm, phó trưởng trạm và viên chức. Theo đó Trạm Y tế xã có 01 ĐD Phó trạm, 03 YSĐK, 01 Dược đại học, 01 Nữ hộ sinh TH, 01 cán bộ dân số. Phó trạm phụ trách việc điều hành Trạm y tế hoạt động cũng như thực hiện các công việc chuyên môn. Viên chức làm việc tại Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm phụ trách lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng trạm bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của Trạm y tế cụ thể như sau:
b. Căn cứ vào tình hình thực tế tại Trạm y tế xã Hiệp Thạnh phân công chức năng chức trách từng cán bộ phụ trách từng chỉ tiêu trong 10 Tiêu chí y tế quốc gia do Bộ y tế quy định như sau:
STT |
Họ và Tên |
Chuyên Môn |
Phụ trách C.trình và chuẩn quốc gia về y tế |
1 |
Lê Thị Thanh Tuyền |
ĐDTH |
- Phó trạm; quản lí chung toàn bộ hoạt động của Trạm y tế, ngoài ra còn đảm nhận thêm CT Lao, TCMR, HIV/AIDS, thuốc lá, sơ cứu, cấp cứu. |
2 |
Nguyễn Thị Lâm Linh |
YSĐK |
- Phụ trách thống kê tổng hợp, chống nhiễm khuẩn, TNTT, VSATTP, VSMTVS ATLĐ, người cao tuổi, sơ cứu, PHCN, cấp cứu. |
3 |
Nguyễn Lê Kim Quí |
YSĐK |
- Phụ trách CT, Tâm Thần, SDD, công đoàn, 03 bệnh không lây, Sốt xuất huyết, Phòng chống dịch, sơ cứu, cấp cứu. |
4 |
Nguyễn Phạm Kim Thông |
YSĐK |
- Học Bác sĩ |
5 |
Đặng Thị Kiều Linh |
NHSTH |
- Phụ trách: CT Bướu cổ, Sản, sốt rét, Truyền thông GDSK, Y Tế HĐ, sơ cứu, cấp cứu. |
6 |
Nguyễn Thị Kim Yến |
NHS TH |
- Phụ trách CT Dân số-KHHGĐ |
7 |
Trần Thị Kiều Oanh |
DSĐH |
- Phụ trách Dược, quản lý trang thiết bị dụng cụ viện phí. ,vitamin A CT Chống Phong. |
- Trạm y tế là một trong những cơ sở thuộc hệ thống y tế khám chữa bệnh được xây dựng ở mỗi xã. Theo quy định của pháp luật thì Trạm Y tế xã là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, chịu sự quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Y tế huyện.
Trong quá trình hoạt động ở xã Trạm y tế xã sẽ phải chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật do việc hoạt động trên địa bàn xã cần được sự quản lý từ chính quyền địa phương.
- Để có thể bảo đảm sức khỏe đến từng người dân, Trạm y tế xã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã và Trưởng ấp, bản trong việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.
- Theo Điều 1 Thông tư 33/2015/TT-BYT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì chức năng của trạm y tế xã về cơ bản sẽ là việc cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã.
- Trạm Y tế xã Hiệp Thạnh thực hiện nhiệm vụ:
+ Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh;
+ Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch;
+ Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn; y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật;
+ Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phẩm trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu;
+ Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật;
+ Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân;
+ Tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự
Khám chữa bệnh tại TYT
+ Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và đỡ đẻ thường;
+ Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định;
+ Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;
+ Phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
+ Triển khai việc quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính;
+ Phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đường.
+ Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng; các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và tuyên truyền biện pháp phòng, chống;
+ Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động quần chúng cùng tham gia thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình.
+ Trạm Y tế xã trong quá trình hoạt động cần đến đội ngũ trợ giúp quản lý nhân viên y tế thôn bản sẽ có nhiệm vụ xem xét và đề xuất với Trung tâm Y tế huyện về công tác tuyển chọn và quản lý đội ngũ này một cách hiệu quả nhất;
+ Sau khi Trạm đã tuyển chọn được nhân viên y tế thôn bản thì cần có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật đối với nhân viên y tế ấp làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và cô đỡ thôn, bản theo quy định của pháp luật. Điều này giúp cho những nhân viên y tế thôn, bản được đào tạo chuyên môn và có kỹ thuật cũng như hiểu biết trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
+ Không chỉ hướng dẫn nhân viên y tế thôn, bản về chăm sóc sức khỏe ban đầu, còn phải tổ chức giao ban định kỳ theo tháng hoặc quý và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản theo phân cấp, nhằm cập nhật kịp thời những quy định của Bộ y tế cũng như nâng cao kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ này.
+ Trạm không chỉ có nhiệm vụ trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân mà còn có trách nhiệm đối với công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình do đó Trạm y tế cần phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình; thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phân tuyến kỹ thuật và theo quy định của pháp luật.
* Ngoài ra Trạm còn có trách nhiệm tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân, thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn cũng như thực hiện kết hợp quân – dân y theo tình hình thực tế ở địa phương.
III. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRẠM Y TẾ XÃ HIỆP THẠNH
- Tiếp tục duy trì năng suất hoạt động công tác Khám chữa bệnh, sơ cấp cứu ban đầu, công tác Bảo vệ CSSK ban đầu cho nhân dân.
- Thực hiện tốt công tác khám chửa bệnh BHYT tại Trạm y tế.
- Đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch, VS ATTP, tiêm chủng….
- Duy trì các tiêu chí quốc gia, tiêu chí nông thôn mới, và cố gắng đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu sắp tới.