Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh sốt cấp tính, thường phát triển thành dịch do siêu vi trùng Dengue gây ra. Bệnh sốt xuất huyết Dengue gia tăng nhanh chóng trong vòng 2 thập niên gần đây, với hơn 2,5 tỉ người thuộc 100 quốc gia trên thế giới có nguy cơ nhiễm bệnh. Hằng năm có khoảng 50 triệu trường hợp bị nhiễm sốt xuất huyết Dengue trên toàn cầu; trong đó, khu vực Đông Nam Á là nơi dịch sốt xuất huyết phát triển mạnh nhất với 25 ngàn đến 75 ngàn ca bệnh và có từ 60 đến 120 trường hợp chết do sốt xuất huyết hàng năm.
Sốt xuất huyết Dengue là một trong những nguyên nhân hàng đầu, dẫn đến nhập viên và tử vong, trong số những bệnh truyền nhiễm gây dịch hiện nay ở trẻ em vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam chúng ta.
I- Bệng sốt xuất huyết thường xảy ra vào mùa nào?
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh xảy ra quanh năm, nhưng gia tăng và có khả năng phát triển thành dịch vào mùa mưa, khoảng tháng 5 đến tháng 9. Nhất là sau mùa lũ lụt.
II- Bệnh lây truyền ra sao?
Bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi vằn đốt.
III- Tại sao người ta gọi là bệnh sốt xuất huyết?
Vì đó là bệnh có 2 dấu hiêu chính: sốt và chảy máu.
IV- Bệnh biểu hiện như thế nào?
1- Sốt cao: Bệnh đột ngột sốt cao trên 390C trong 2 đến 7 ngày khó hạ sốt ( Vì cho uống thuốc chỉ hạ sốt chút ít, sau đó sốt cao trở lại).
2- Xuất huyết: Chấm xuất huyết dưới da ( chấm xuất huyết nầy ấn vào không mất), vết xuất huyết, bầm chổ chích, chảy máu mũi, chảy máu chân răng.
- Đau bụng, ói ra máu, đi cầu phân đen…
3- Gan to.
V- Làm sao biết được bệnh sốt xuất huyết chuyển nặng?
- Dấu hiệu cho biết bệnh nặng khi: trẻ mệt, đữ, li bì hay vật vả, tay chân lạnh trong khi toàn thân nóng, ói lợn cợn máu, tiểu ít, đi cầu phân đen…
- Mạch nhanh Nhẹ, huyết áp tụộc.
- Bệnh nặng thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 sau ngày sốt đầu tiên.
VI- Chúng ta phải làm gì, khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết?
Nên đưa trẻ đến Bác Sĩ khám ngay nếu bạn quá bận. Bạn Có thể chăm sóc tại nhà trong 1 đến 2 ngày đầu như sau:
- Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh chạy nhảy nhiều.
- Cho trẻ ăn nhẹ như: cháo, súp, sữa.
- Cho trẻ uống nhiều nước như: nước đun sôi để nguội, nước trái cây hoặc dung dịch oreson càng tốt.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol, (tuyệt đối không được uống Aspirin) và lau mát khi trẻ sốt cao.
- Không cạo gió, cắt lễ, không quấn kín trẻ, không bắt trẻ kiêng ăn uống.
Theo dõi trẻ 1 đến 2 ngày mà trẻ vẫn sốt hoặc trẻ có dấu hiệu nặng, phải cấp tốc đưa trẻ đến Trạm Xá, Bệnh viện ngay, không được trì hoãn.
VII- Vậy phòng bệnh sốt xuất huyết như thế nào?
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh do siêu vi trùng gây ra, nên chưa có thuốc đặc trị, và chưa có thuốc chủng ngừa. Ta chỉ phòng ngừa thụ động bằng cách:
1- Diệt lăng quăng
2- diệt muỗi và chống muỗi đốt
VIII- Tóm lại:
Sốt xuất huyết là một bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan thành dịch, có thể trở nặng bất ngờ, tử vong cao. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng biện pháp phòng ngừa bệnh ở trong tầm tay, chúng ta có thể thực hiện dễ dàng.
Nguồn tin: BS Trần Thành Tấn (Theo tài liệu BTN)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn